Top 18 làng nghề truyền thống độc đáo nổi tiếng ở Việt Nam

  • 1,931 views
  • Add Favorite
  • Be a liked
  • Báo lỗi

by Huệ cookie 01-10-2019

Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với những cái tên của làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo và hoàn hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam. Trước sự phát triển của nhiều ngành nghề hiện đại, cùng sự đô thị hóa nhanh chóng các vùng đất trở thành khu công nghiệp, Làng nghề truyền thống của Việt Nam hiện nay đang có xu hướng bị mai một, những giá trị truyền thống có nguy cơ bị mất đi. Chính vì vậy, phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung. Là cách hữu hiệu để lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc . Gắn liền với nền văn minh lúa nước và chiều dài lịch sử, Việt Nam chúng ta có rất nhiều làng nghề truyền thống độc đáo, đặc sắc và còn được lưu giữ đến ngày nay. Dưới đây là Top 15 làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo mà Topshare muốn được chia sẻ với bạn đọc, để chúng ta hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa đất nước và cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa này.

1

Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)

Ký sự Hà Nội - Thăm làng gốm cổ Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội Một ngôi làng cổ có khoảng 500 tuổi thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây được biết đến là một nơi sản xuất các đồ gốm có chất lượng cao với những hình ảnh hoa văn trên sản phẩm mang đậm văn hoá, phong tục của người Việt. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. trải qua hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét trắng đặc biệt. Người thợ thủ công chỉ dùng tay để nắn nót sản phẩm làm ra, sau đó vẽ tranh, tráng men rồi đưa vào lò nung. Các sản phẩm gốm ở đây vô cùng tinh xảo, sắc nét với đủ kiểu đủ hình: chén, bát, lọ hoa, chậu, lư hương... cùng với lớp mẹn độc đáo tinh tế làm theo công thức gia truyền tạo nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm ở đây.

2

Làng trống Đọi Tam (Hà Nam)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng trống Đọi Tam (Hà Nam)

Làng trống Đọi Tam (Hà Nam)

Làng trống Đọi Tam thuộc xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, Hà Nam được nhiều người biết đến bởi đã làm ra chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam. Đây là một làng nghề truyền thống cổ xưa với những nghệ nhân bậc thầy về làm trống, góp phần gìn giữ một nét đẹp đã gắn bó lâu đời trong văn hóa người Việt. Làng trống Đọi Tam đã quá nổi tiếng bởi lịch sử 1000 năm làm trống với bao thợ cả nổi tiếng khắp vùng. Nghề làm trống ở Đọi Tam là nghề cha truyền con nối, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia để gìn giữ và phát triển nghề làm trống.
Hiện nay, làng trống Đọi Tam có khoảng 350 hộ thì tất cả đều theo nghề làm trống, và đã có những cơ sở làm ăn quy mô, đời sống người dân sung túc. Bộ mặt làng cũng dần phát triển khang trang, nhưng vẫn còn đó cây đa, giếng nước, sân đình của một làng Việt cổ.

3

Làng nghề Điêu Khắc Mỹ Nghệ Sơn Đồng

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nghề Điêu Khắc Mỹ Nghệ Sơn Đồng

Làng nghề thổi hồn cho gỗ - Mỹ nghệ Sơn Đồng

Làng nghề Sơn Đồng là 1 làng cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm với nhiều sản phẩm điêu khắc từ gỗ đạt trình độ công phu nghệ thuật cao như tượng Phật, đồ dùng gỗ chạm trỗ tinh xảo,... Đặc biệt kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo chỉ có duy nhất tại Sơn Đồng, với nghề truyền thống là tạc, chạm, khắc và sơn tô tượng để tạo ra những sản phẩm nổi tiếng trong cả nước như tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt; tượng ông Thiện, ông ác, tượng các vị La Hán, kiệu bát cống... Đối với các nghệ nhân lâu năm để có được những sản phẩm độc đáo tinh khôi, người thợ điêu khắc nên pho tượng nào đó yêu cầu phải có tâm đức, tâm hồn trong sáng và tâm linh. Người nghệ nhân điêu khắc phải hiểu được cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm mà mình tạo ra, hiểu từng phẩm chất linh hồn của vị Phật, vị Thánh được tạc để nhân dân tôn thờ.

4

Làng Thêu Tay Quất Động

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Thêu Tay Quất Động

Nghề thêu tay truyền thống Quất Động

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, làng Quất Động (huyện Thường Tín) cuốn hút du khách xa gần không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn bởi sự độc đáo ẩn chứa trong từng tác phẩm tranh thêu tay. Từ thế kỷ 17 làng thêu tay Quất Động đã xuất hiện, những nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động. Ngay đầu làng Quất Động là đền thờ cụ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu của làng và cũng là ông tổ nghề thêu của cả nước.
Công việc của nghề thêu không đòi hỏi nhiều về sức lực nhưng cần có nhiều kỹ thuật, đặc biệt là đôi bàn tay khéo léo với sự trau chuốt trong từng mũi kim và sự cảm nhận tinh tế về màu sắc, một tâm hồn nhạy cảm, rung động trước cái đẹp và chuyển tải cái đẹp đó vào từng chi tiết để tạo ra một tác phẩm sống động, tinh tế, hài hòa. Tùy vào độ khó và kích thước mà một sản phẩm có thời gian hoàn thiện từ vài ngày đến vài tháng. Đến nay, những sản phẩm tranh thêu tay Quất Động vẫn có tiếng nói riêng trên thị trường. Nó không thể bị lẫn vào các sản phẩm thêu công nghiệp hàng loạt bởi sự độc đáo, bởi tình cảm, tâm huyết mà mỗi nghệ nhân đã gửi gắm trong từng đường kim mũi chỉ, bởi mỗi sản phẩm đều chứa đựng tình yêu, niềm trân trọng, tự hào về nghề.

5

Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)

Làng nghề lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình. . "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Bà tổ nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có tên là Lê Thị Nga, hiện trong làng còn có đền thờ bà. Lụa Vạn phúc nổi tiếng là "mịn mặt, mát tay”. Các mặt hàng lụa đa dạng: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm… Ngày nay, Lụa Vạn Phúc không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

6

Làng Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)

Khám phá làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 25 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Do công nghệ phát triển, tranh dân gian làng Hồ bây giờ không tiêu thụ nhiều như trước. Qua nhiều thế kỷ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, vốn xưa tất cả đều làm tranh. Nhưng đến nay, dân làng Hồ hiện chủ yếu sống bằng nghề làm vàng mã. Hiện nay chỉ còn hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam cùng con cháu là theo nghề tranh, gìn giữ di sản tranh Đông Hồ. Tranh dân gian Đông Hồ có nhiều mảng: tranh động vật: chó, mèo, trâu, bò, gà, lợn..., mảng "hứng dừa; đám cưới chuột; đánh ghen” xem rất thích mắt. Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc, ấm no... cho nên thường được treo trong nhà trong những dịp Xuân về.

7

Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Chu Đậu là một vùng quê yên ả nằm bên tả ngạn sông Thái Bình thuộc trấn Thương Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách châu, nay là làng Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Làng nghề gốm Chu Đậu đã nổi tiếng trên thế giới từ hơn 500 năm nay. Các sản phẩm gốm Chu Đậu đang được lưu giữ tại nhiều bảo tàng quốc gia trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hà Lan… và trong sưu tập cá nhân của nhiều nước trên thế giới. Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn. Hoa văn cổ của Chu Đậu phần nhiều là sen, cúc, dưới nhiều dạng khác nhau và hàng chục loại hoa văn cách điệu khác.
Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sự phục hồi của làng gốm còn tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cho địa phương.

8

Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)

Diện mạo mới ở làng chạm bạc nức tiếng 600 năm

Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm có tên cũ là Ðường Thâm nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang. Những ghi chép trong sách sử cho biết làng này hình thành vào cuối thời Trần - Hồ, cách đây hơn 600 năm. Đồng Xâm ngày nay thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Người khởi nghiệp là nghệ nhân chạm bạc Nguyễn Kim Lâu. Ông đã tới và truyền dạy nghề cho người dân Đồng Xâm cách nay hơn 300 năm. Hiện nghề chạm khắc kim loại quý tại làng ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Cũng như nhiều nghề thủ công cao cấp khác, như đúc đồng, luyện kim… nghề kim hoàn mang lại thu nhập cao cho người thợ, kỹ thuật lại hết sức phức tạp, nên suốt mấy trăm năm, người Đồng Xâm luôn giữ bí mật nghề. Đến nay, kỹ thuật này không còn là độc quyền của thợ Đồng Xâm nữa, nhưng một số thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất vẫn được giữ bí truyền.

9

Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên – Huế)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên – Huế)

Tinh hoa nghề Việt: Kim hoàn Kế Môn

Làng Kế Môn thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế là làng nghề kim hoàng nổi tiếng hơn 300 năm nay. Vị tổ của làng nghề này là ông Cao Đình Độ, người làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vào Huế xin làm nghề Kim hoàn khi đi qua sông Ô Lâu thì cả gia đình bị nạn, người dân Kế Môn thấy thế cứu giúp nên mới thoát chết. Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của người dân làng kế Môn nên sau khi vào cung ông Độ đã trở về và dạy nghề cho người dân ở đây.
Sản phẩm kim hoàn ở Kế Môn nổi tiếng có chất lượng tốt so với nhiều nơi khác với kỹ thuật tay nghề tinh xảo và chạm khắc cầu kỳ được làm ra bởi những người thợ có kinh nghiệm, khéo tay và giàu khiếu thẩm mỹ sáng tạo, thể hiện rõ nhất là trên các đồ trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai bằng vàng hoặc bạc. Nghề kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân Kế Môn, nghề làm vàng từ đây mà tỏa ra khắp cả nước.

10

Làng nón Tây Hồ - Phú Vang (TT Huế)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nón Tây Hồ - Phú Vang (TT Huế)

Nón Huế - Từ truyền thống đến hiện đại

Làng nghề Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 12 km. Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Những chiếc nón bài thơ xứ Huế mộng mơ được làm từ lá non của cây bồ qui diệp (hoặc lá dừa, lá gồi) sau khi hái trên rừng và phơi khô đạt đến màu vàng ươm như những vạt nắng ngày hè chói chang. Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Không chỉ nổi tiếng với nón lá bài thơ, dân làng Tây Hồ còn rất khéo léo khi tạo ra những chiếc nón lá kè hai lớp bền, đẹp, đội mát.

11

Làng Đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)

Làng Đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)

Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành từ thế kỷ 18 do ông Huỳnh Bá Quát mang nghề từ tỉnh Thanh Hóa vào khai thác. Mấy mươi năm sau, làng Quan Khái (nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) đều sinh sống và phát triển bằng nghề này. Những sản phẩm đá mỹ nghệ ở đây như: tượng Phật, tuợng Thánh, tượng người và muôn thú cũng như các loại vòng đeo tay, đeo cổ... đều được đẽo, tạc từ những khối đá cẩm thạch có vân rất đẹp được lấy từ Ngũ Hành Sơn. Từng sản phẩm được làm ra đều là thành quả lao động rất công phu và tỉ mỉ của những nghệ nhân tài hoa của làng nghề. Qua nhiều thế hệ, làng nghề non nước giờ đây vẫn luôn được gìn giữ và phát triển rộng rãi để tạo ra các sản phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, phát huy nét đẹp của một làng nghề truyền thống của Việt Nam ta.

12

Làng mộc Kim Bồng (Hội An – Quảng Nam)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng mộc Kim Bồng (Hội An – Quảng Nam)

Làng Mộc truyền thống Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Từ làng nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An. Đây là một vị trí thuận lợi vừa không cách xa trung tâm đô thị, vừa dễ dàng trong việc giao thông - vận chuyển vật liệu bằng đường thủy để phát triển ngành nghề. Nghề mộc ở đây có nguồn gốc xuất xứ từ miền Bắc, được các nghệ nhân mộc làng Kim Bồng học hỏi, phối hợp với nghệ thuật chạm khắc của người Chăm, Trung Hoa và Nhật Bản để tạo nên những tác phẩm điêu khắc gỗ mang tính mỹ thuật và triết học cao.

13

Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nghề gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)

Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận

Làng nghề gốm Bàu Trúc huộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, nổi tiếng với sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, gốm Bàu Trúc được ngợi ca như một sản phẩm “ấm bàn tay con người” nhất với đặc trưng riêng mang đậm nét văn hóa Chăm không lẫn với gốm nơi khác. Để làm ra sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta dùng loại đất có độ dẻo cao thường được lấy từ các lớp đất nằm sâu ở triền sông Quao. Sau đó, đất được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát. Nghệ thuật chế tác gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng cho đồng bào Chăm nơi đây, yếu tố này càng làm người dân phấn khích để họ thi đua làm ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.

14

Làng nghề thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ (Ninh Thuận)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nghề thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ (Ninh Thuận)

Nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Ninh Thuận

Nằm trên địa thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam. Làng có tên Chăm là Ca Klaing, tên tiếng Việt là Mỹ Nghiệp. Nét độc đáo của làng nghề dệt là dệt theo dạng thủ công truyền thống, những sản phẩm thổ cẩm làm ra vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn trong từng công đoạn, bí quyết, chất liệu, hoa văn của thời xa xưa để lại. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến đôi bàn tay thuần thục của những người thợ, sự khéo léo của các nghệ nhân để làm nên sản phẩm thổ cẩm tuyệt đẹp. Nét nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, tỉ mỉ và kỳ công không chỉ thể hiện trong quá trình tạo ra những tấm vải thổ cẩm độc đáo, tinh túy. Mà nét độc đáo ở đây còn thể hiện qua sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại.

15

Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương)

Lò Gốm Lái Thiêu Bình Dương

Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương) thuộc thị xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Nằm cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 35km về phía Tây Bắc. ác sản phẩm gốm sứ sản xuất ở đây đều mang những đặc điểm riêng biệt, bóng, bền, đẹp, mẫu mã phong phú được người tiêu dùng ưa chuộng. Hầu hết các sản phẩm ở đây chủ yếu là vật dụng gia đình như chén, bát, bình, vại, chậu cảnh,… Tất cả các sản phẩm đều được làm bằng tay và gia dụng bằng lò củi truyền thống. Và để có được những sản phẩm chất lượng và đẹp để mang đi xuất khẩu thì cần đòi hỏi ở người thợ đốt lò củi phải thật khéo léo, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tuy gặp phải khá nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh của các mặt hàng gốm sứ hiện đại đa dạng về mẫu mã cũng như màu sắc. Nhưng người dân ở đây vẫn cố gắng và nỗ lực duy trì để giữ được làng nghề truyền thống cho con cháu về sau.

16

Làng Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)

Trăm năm sơn mài Tương Bình Hiệp

Nổi tiếng nhất ở làng tranh sơn mài Bình Dương là làng tranh Tương Bình Hiệp, nằm cách thành phố Thủ Dầu Một 7km về phía bắc. Sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và sự tinh xảo nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á Đông. Các sản phẩm ở làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp gồm nhiều thể loại như: sơn lộng, sơn khắc; sơn mài vẽ lặn, vẽ phẳng, vẽ nổi, thếp vàng bạc; sơn mài cẩn ốc, cẩn trứng... với loại sơn truyền thống là một hỗn hợp sơn Nam Vang và sơn Phú Thọ được pha chế riêng so với các vùng khác. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng sơn mài Tương Bình Hiệp tỉnh Bình Dương vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, trụ vững với nghề và tiếp tục phát triển. Đến thăm làng hôm nay, du khách sẽ có dịp tận mắt quan sát từng công đoạn làm nên bức tranh sơn mài đầy công phu và đẹp mắt.

17

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang (An Giang)

Ghé thăm làng nghề dệt thổ cẩm Chăm ở An Giang

Làng nghề thổ cẩm Châu Giang tọa lại tại ấp Phum Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây là một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng tại vùng đất An Giang thơ mộng này. Nó nổi tiếng với tên gọi Thổ cẩm Phum Xoài và các sản phẩm thủ công khác, do bàn tay con người tạo nên từ chất liệu thổ cẩm đặc trưng, nổi tiếng. Đây là làng nghề mang nét đẹp và chiều sâu văn hoá giàu bản sắc của thổ cẩm dân tộc Chăm. Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác… Tính đến nay cũng đã là một khoảng thời gian dài, nghề dệt vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn và phát triển.

18

Làng nghề chằm nón lá Thới Tân (Cần Thơ )

by Huệ cookie 01-10-2019

Làng nghề chằm nón lá Thới Tân (Cần Thơ )

Nón lá Cần Thơ

Làng nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A xuất hiện khoảng trên 70 năm nhưng không ai biết chính xác xuất hiện từ năm nào và ai là người sáng lập. Nguyên liệu chính để làm nên sản phẩm là lá mật cật và cây trúc, lá mật cật mọc rất nhiều ở Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh… Việc lựa chọn lá mật cật làm nón cũng không phải đều đơn giản, để cho chiếc nón thêm phần hấp dẫn, người thợ thủ công thường trang trí thêm những hoa văn, họa tiết khá độc đáo, đa phần họ thường thêu những bài thơ, cảnh vật, con người,....