Top 5 trang phục truyền thống đẹp nhất thế giới

  • 890 views
  • Add Favorite
  • Be a liked
  • Báo lỗi

by Yan Pan 29-10-2019

Mỗi quốc gia đều có quốc hoa, quốc kỳ, quốc huy, quốc phục để tượng trưng cho dân tộc của mình. Mỗi trang phục đều toát lên nét riêng của mỗi quốc gia, cũng thông qua đó có thể truyền tải thông điệp ý nghĩa về nét đẹp con người, dân tộc của quốc gia.

1

Áo dài Việt Nam

by Yan Pan 29-10-2019

Áo dài trong bộ phim

Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ.[1] Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.

2

Sườn xám

by Yan Pan 29-10-2019

Sườn xám

Nếu những thiếu nữ Việt vô cùng dịu dàng, trang nhã trong tà áo dài thướt tha thì những cô gái Trung Hoa lại vô cùng duyên dáng và ấn tượng trong bộ trang phục sườn xám.

Xường xám (cũng gọi là sườn xám) hay áo dài Thượng Hải là các tên gọi khác nhau trong tiếng Việt của một loại trang phục truyền thống Trung Quốc. Hay thấy ở vùng Thượng Hải nên còn được gọi là áo dài Thượng Hải (Thượng Hải trường bì bào). Tên gọi Việt hóa là theo cách phát âm trong tiếng Quảng Đông của khái niệm trường sam (chữ Hán: 長衫, nghĩa là áo dài).

3

Hanbok

by Yan Pan 29-10-2019

Kim So Hyun trong trang phục Hanbok

Hanbok (Hàn Quốc, âm Hán Việt: 韓服 Hàn phục) hay Chosŏn-ot (CHDCND Triều Tiên, âm Hán Việt: 朝鮮옷 - Triều Tiên trang phục) là bộ trang phục truyền thống của những người dân thuộc hai quốc gia Hàn Quốc và Triều Tiên. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù tên gọi của nó là Hàn Phục, nhưng ngày nay từ hanbok thường chỉ đề cập đến trang phục bet365 uy tín_đặt cược trận đấu bet365_bet365 uy tín chính thức hay chính thức theo phong cách Triều Tiên và được mặc trong các dịp lễ hội. Triều Tiên có truyền thống quần áo song song, trong đó các nhà cai trị và quý tộc đã áp dụng các phong cách ăn mặc bản địa khác nhau có ảnh hưởng từ nước ngoài trong khi đó người dân vẫn giữ được phong cách riêng của quần áo bản địa, ngày nay được gọi là hanbok.

4

Sari

by Yan Pan 29-10-2019

Paridhi Sharma

Sari đã được nhắc đến trong sử thi của Ấn Độ. Nó cũng xuất hiện trên các tác phẩm điêu khắc Ấn Độ có niên đại khoảng 150TCN. Trang phục Sari hiện đại chỉ có một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét và một mảnh rộng khoảng một mét. Hai mảnh Sari không còn đơn điệu mà được trang trí bởi những đường nét thêu thùa, viền ren, hoa văn thậm chí là đính đá quý.

Tại Ấn Độ, người đàn ông thường đảm nhiệm công việc may áo sari, bởi vì họ cho rằng đàn ông là người biết cách làm như thế nào để đẹp cho phụ nữ. Hai người thợ dệt vải có thể mất tới 7 tháng để may một chiếc áo Sari chất lượng tốt. Sari ngày nay cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như lụa, cotton...

Ngày nay, do sự xuất hiện ngày càng nhiều của những mẫu quần áo đơn giản và tiện dụng nên phụ nữ ở các thành phố lớn của Ấn Độ không còn sử dụng sari thường xuyên mà chỉ mặc nó trong những dịp lễ nghi quan trọng. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì sari vẫn là trang phục chủ yếu.

5

Kimono

by Yan Pan 29-10-2019

Kimono

Kimono (chữ Hán: 着物; Kana: きもの; Hán Việt: "Trứ vật", nghĩa là "đồ để mặc") hoặc còn gọi là Hòa phục (和服; わふく; nghĩa là "y phục Nhật"), là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật.

Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.