ON-SERP SEO: Tương lai của SEO

Featured snippet vs rich snippet

Phương thức truyền thống của SEO đang dần thay đổi. Để đứng nhất trên trang tìm kiếm, chúng ta không thể đơn giản chỉ là tìm đúng từ khóa và thêm vài backlink vào nữa. Trang kết quả của Google ẩn chứa nhiều thứ hơn là chỉ 10 đường link xanh, một phần là vì những đường link này đã trở nên giàu nội dung hơn và có khả năng tương tác nhiều hơn – and sending fewer click to sites.


Một khái niệm mới đang dần thay đổi phương thức SEO truyền thống. Thay vì chỉ tập trung vào việc điều khiển và cải thiện thứ hạng, bạn còn phải chấp nhận thêm một chiến lược tích hợp hơn : on-SERP SEO.

Bạn sẽ có được nhiều giá trị kinh doanh hơn từ mỗi truy vấn (query) của người dùng, dù là truy vấn đó dẫn đến bất kì website nào. Và đây là cách để thực hiện nó.

1On-SERP SEO là gì ?

On-SERP SEO là một chiến lược đa diện, tập trung vào việc chiếm nhiều bất động sản trong mỗi kết quả tìm kiếm trên google nhất có thể. 
 
Nó còn là về việc nhìn nhận mỗi truy vấn như một thể, thay vì chỉ tối ưu hóa và theo dõi một vị trí.
 
Để tôi giải thích cho bạn thông qua một ví dụ này. Nếu bạn tìm “pizza” trên một thiết bị di động, đây là những gì bạn tìm được:
Bạn có thể nhìn thấy bất kì đường link xanh nào không? Bạn có hiểu được vấn đề mà tôi đang nói không? Thứ hạng hữu cơ không còn là đủ cho việc hiển thị nữa.
 
Thay vì cố gắng để đứng trong bảng xếp hạng, bạn nên cân nhắc:
  • Xuất hiện trong ô trả lời nhanh (snippet box);
  • Có video xuất hiện trong mục video gợi ý (video carousel);
  • Được liệt kê thành nhãn hàng/công ty có liên quan;
  • Hãy chắc chắn rằng site của bạn sẽ hiển thị khi người dùng bấm vào những “tìm kiếm liên quan” (related searches);
  • Có nội dung cho mục “tìm kiếm thú vị” (interesting search);
  • Và, nếu bạn sở hũu 1 tiệm bet365 uy tín_đặt cược trận đấu bet365_bet365 uy tính pizza, hiển thị trong phần doanh nghiệp gần đây so với vị trí tìm kiếm của người dùng.

 

Mỗi Google SERP đều khác nhau và yêu cầu một cách tiếp cận ban đầu để thử và có đượcđộ bao phủ cho thương hiệu của bạn càng nhiều càng tốt.
 
 
On-SERP SEO là gì ?

Minh họa cấu trúc Google SERP (ảnh: cxl.com)

2Tại sao on-SERP SEO lại là một chủ đề hot đến vậy?

On-SERP SEO không phải là một khái niệm mới nhưng do những Google SERPs ngày càng trở nên phong phú, việc chỉ tập trung vào 10 con số thứ hạng là-và sẽ tiếp tục trở nên-ngày càng vô dụng. Thương hiệu của bạn cần được ở ngoài kia, khắp mọi nơi trên mạng, mỗi khi người dùng tìm những truy vấn có liên quan.

 

Mọi chuyện thậm chí có thể trở nên phức tạp hơn. Ví dụ, kể từ khi Google thực hiện việc khử trùng lặp đối với snippet box vào năm 2019, một câu hỏi tưởng chừng như dễ trả lời lại trở nên mơ hồ: Liệu ta có nên xếp #1 cho mục tiêu truy vấn của mình không?

 

Việc Google khử trùng lặp cho snippet box nghĩa rằng nếu một trang web được hiển thị trong snippet box, trang web đó đồng thời sẽ bị xóa khỏi phần kết quả hữu cơ. Vì vậy, nếu trang của bạn vừa được xếp nhất trong thứ hạng hữu cơ vừa được hiển thị trong snippet box, thì bây giờ chỉ trang của bạn trong snippet box sẽ được hiển thị.

 

Đó có phải là một vấn đề to tát không? Bạn vẫn được xuất hiện đầu tiên trên Google mà nhỉ? Chà, không phải danh sách hữu cơ nào cũng có cấu tạo giống nhau. Mỗi đoạn thông tin được hiển thị (featured snippet) đều khác nhau và vì thế, không thể biết được cái nào thì có thể kích thích người khác bấm vào xem.

 

Trên thực tế, một số featured snippet có tỉ lệ nhấp chuột thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ nhấp chuột của những vị trí hữu cơ đứng đầu:

Việc được hiển thị trong phần trả lời nhanh đồng nghĩa với việc mất đi 50% lượt nhấp chuột trong thời điểm hiện tại (Nguồn ảnh ở đây)

 

Khi trang của bạn được hiển thị trong snippet, bạn có thể sẽ ước rằng thay vào đó bạn có thể đứng trong những thứ hạng hữu cơ tiêu chuẩn, dù điều đó đồng nghĩa với việc xếp thứ 2.

 

Song, đây là một sự lựa chọn khó khăn: Bạn có muốn mình được nhìn thấy và đứng trên hết tất cả thứ hạng hữu cơ của Google, hay bạn muốn mình chỉ nằm trong danh sách hữu cơ thông thường?

 

Đấy là khi khái niệm về on-SERP SEO có tác dụng. Bạn nên ra những quyết định này theo nguyên tắc SERP-by-SERP:

 

Cái nào thì dễ nhấp chuột hơn?

 

  1. Một featured snippet chứa nhiều thông tin đi kèm với thông tin của bên thứ ba (ví dụ: hình ảnh của người khác, những đường dẫn tới những nội dung liên quan…) được hiển thị đầu tiên
  2. Một đoạn trích giàu thông tin (rich snippet) biểu thị ý đồ quảng cáo, với mỗi phần đều có thể nhấp chuột vào để dẫn đến sitecủa bạn

 

Việc này có lẽ cần được thử nghiệm nhưng trong trường hợp này, tôi sẽ chọn rich snippet, cho dù nó sẽ hiển thị bên dưới featured snippet:

 

Câu hỏi tiếp theo. Bạn cần phải tối ưu hóa những thành phần tìm kiếm nào khác cho kết quả tìm kiếm cụ thể này?

 

 

Những thành phần tìm kiếm khác cần được tối ưu hóa ( ngoài xếp hạng hữu cơ): Những câu hỏi liên quan, sản phẩm phổ biến, công thức và những gợi ý tìm kiếm khác

 

Đây là những điều mà ta cần phân tích cho mỗi mục tiêu truy vấn cốt lõi của mình.

 

3Làm thế nào để tối ưu hóa on-SERP SEO?

Bước đầu tiên bạn cần xác định những tài nguyên nội dung (content assets) và chiến thuật (tatctics) nào có thể giúp tối ưu hóa từng truy vấn. Loại hình nội dung thích hợp và có hiệu quả nhất cónhiều biến thể dựa vào trang kết quả tìm kiếm này tới trang kết quả tìm kiếm khác. 

Vì thế, việc đầu tiên bạn cần tìm mục tiêu truy vấn của mình trên Google trước-sử dụng trình duyệt trên di động lẫn trên desktop để xác định kế hoạch hành động tốt nhất cho bạn. (Nếu bạn đang cố mở rộng quy trình này, đừng chỉ nghĩ nó là những truy vấn, mà hãy nghĩ đến cú pháp của nó, đó là điều mà Kevn Indig đã mô tả).

1. Những thành phần on-SERP mà chúng ta có thể tối ưu hóa

Google đã thêm những tính năng màdựa trên dữ liệu của chúng, có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu. Dối với một số SERPs, những tính năng này có thể là hình ảnh trộn lẫn trong các SERPs; một số khác, chúng có thể là cácđoạn tin tức, kết quả mua sắm,…

Hãy cùng thảo luận những thành phần phổ biến mà chúng ta có thể tốiưu hóađể tăng độ bao phủ (brand visibility) cho thương hiệu trong một lộ trình tìm kiếm.

 

1.1. Video carousels
 
Video carousel xuất hiện cực kì nhiều trong những truy vấn tìm kiếm, cả kết quả trên di động lẫn desktop. Chúng cũng chiếm rất nhiều bất động sản trên SERP, đặc biệt là trên các thiết bị di động.
 
Trên những SERPs trên di động, Google thường khởi tạo những mốc thời gian (timeline) có thể nhấp được cho video, cho phép người dùng bấm vào phần của video có chứa một nội dung nhất định:
 

Video carousels (ảnh: cxl.com)
 
Khi nói đến on-SERP SEO, video carousels là một thành phần tìm kiếm dễ nhắm đến. Rất dễ để tối ưu hóa những video trên Youtube cho mục video carousel của Google, vì thế tôi luôn gợi ý tạo một phiên bản video cho mỗi và mọi content assets của bạn.
 
Với những công cụ như InVideo, công đoạn này sẽ rất nhanh chóng và dễ dàng. Chì mất vài phút để nội dung chữ của bạn hóa thành một video chuyên nghiệp:
  • Chọn “Article-to-video” và copy-paste dữ liệu của bạn.
  • Chọn một biểu mẫu.
  • Khi công cụ xử lý video của bạn, bạn có thể chình sửa, thêm hình ảnh (ví dụ: ảnh chụp màn hình) vào video và xem kỹ lại mọi thứ sao cho hợp lý. 

 

Theo mặc định, video của bạn sẽ bao gồm phụ đề và hiệu ứng chuyển động (tốt) nhưng đồng thời bao gồm ảnh stock và nhạc nền (không tốt tí nào). Bạn có thể chỉnh sửa và thay đổi mọi thứ, tùy thuộc vào thời gian bạn muốn dành ra để làm công đoạn này.

Có thể thấy rằng chiến lược này rất dễ bị lạm dụng, nhưng cũng dễ để tưởng tượng ra giá trị của một bài viết có quy trình với thật nhiều ảnh chụp màn hình hay GIFs.

 


Công cụ InVideo (ảnh: internet)

 

1.2. Kết quả hình ảnh
 
Hình ảnh cũng là một thành phần tìm kiếm phổ biến mà đôi khi chúng có thể chiếm diện tích cà màn hình ớ phía trên. 
 

Đôi lúc khi bạn tìm kiếm, những gì bạn có thể thấy là kết quả
hình nằm trên cà những kết quả hữu cơ (ảnh: cxl.com) 
 
 
Không có mẹo nào có thể giúp bạn hiện lên trong mục này ngoài việc áp dụng SEO cho hình ảnh thông dụng và đảm bảo rằng bạn luôn có hình ảnh cho mỗi site của mình.
 
Tuy nhiên, một chiến lược thương hiệu kết hợp cho hình ảnh của bạn lại là một ý tưởng tốt. Những hình ảnh đó có thể không làm người khác muốn nhấp vào, nhưng chúng sẽ khiến người tiêu dùng nhận ra và nhớ đến thương hiệu của bạn. Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh trên site của bạn có kèm theo logo và có một phong cách nổi bật. 
 
1.3. Recipe carousels
 
Recipe carousels chỉ hiện lên cho những truy vấn liên quan đến thức ăn.
 
 

Recipe carousels (ảnh: cxl.com) 
 
Khi bạn đăng bài viết về thức ăn trên site của bạn, việc sử dụng Recipe schema sẽ giúp nội dung của bạn được liệt kê trong in-SERP recipe carousels. Tất cả các plugins cho công thức được liệt kê ở đây bổ trợ cho schema nên việc tối ưu hóa thành phần tìm kiếm này hoàn toàn có thể làm được.
 
1.4. Local packs (Doanh nghiệp gần bạn)
 
Local packs sẽ chiếm lĩnh các kết quả tìm kiếm khi Google đoán rằng người dùng sẽđi và làm một việc gì đó ở nơi lân cận.
 

Local map pack liệt kê 3 doanh nghiệp Google cho rằng là có
liên quan nhất đến truy vấn và so với vị trí của người dùng (ảnh: cxl.com) 
 
 
1.5. Google Shopping results (sản phẩm liên quan)
 
Google Shopping results hiển thị trong những tìm kiếm của Google nói chung, khi Google nghĩ rằng truy vấn được tìm kiếm với ý định mua bet365 uy tín_đặt cược trận đấu bet365_bet365 uy tín. Những kết quả tìm kiếm này thường được hiển thị trong một ô đặc biệt dán nhãn “Sponsored” (được tài trợ):
 

Google Shopping results (sản phẩm liên quan) (ảnh: cxl.com) 
 
Để sản phẩm của bạn được nằm trong ô này, bạn cần phải trở thành một phần của dự án Google Actions.
 
 
1.6. Interesting finds (những tìm kiếm thú vị)
 
Interesting finds là một thành phần tìm kiếm khá bí ẩn chỉ hiển thị khi bạn tìm kiếm trên thiết bị di động. 
 


 Interesting finds (những tìm kiếm thú vị) (ảnh: cxl.com) 

 

Chúng dường như là bài báo ngẫu nhiên về một chủ đề nổi tiếng trong ngành. Có vẻ Google đang cố gắng tạo ra những nội dung thú vị hơn là chỉ có yếu tố xếp hạng truyền thống.

Để tăng xác suất cho bạn được xuất hiện ở đây, hãy sáng tạo ra mọi thể loại nội dung thú vị có liên quan đến chủ đề mục tiêu của bạn, gồm cả lịch sử, cách làm, bài viết tổng hợp,…

 

2. Những thành phần on-SERPs làm thay đổi lộ trình của người dùng

Ngoài những kết quả tìm kiếm thật, Google lấy cớ để giúp người dùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề và vì thế, quá bận rộn vào việc thêm vào những gợi ý tìm kiếm và những tính năng tương tác.

Trên thực tế, điều này khiến người dùng chỉ tập trung vào việc tương tác với trang tìm kiếm của Google hơn là khiến họ nhấp chuột vào những kết quả tìm kiếm. 

Với vai trò là người tối ưu hóa, nhiệm vụ của bạn là thử và thu hẹp lại phạm vi của những hướng đi mà người dùng có thểđi sau khi tìm kiếm mục tiêu truy vấn của bạn. Tất cả những tìm kiếm thêm này nên là tài nguyên bổ sung cho dữ liệu từ khóa. 

Những công cụ như featured snippet tool thu thập dữ liệu về những gợi ý tìm kiếm của Google xuất hiện trong những truy vấn trọng yếu của bạn và cho phép bạn sáng tạo ra những nội dung xoay quanh chủ đề đó:


Hãy tìm những gợi ý tìm kiếm có thể thay đổi hành vi tìm kiếm
của người dùng và tối ưu hóa nội dung của bạn cho họ 
(ảnh: cxl.com) 

Bạn cũng có thể thoáng thấy được mọi thể loại gợi ý tìm kiếm sử dụng plugin mễn phí cho trình duyệt nàyđể tạo một tóm tắt ngắn cho tất cả thành phần tìm kiếm bên dưới mội trang kết quả tìm kiếm. 

 


Gợi ý tìm kiếm của Google hiển thị cho truy vấn [amazon] (ảnh: cxl.com) 

 

Một số khu vực tìm kiếm có thể là sự kết hợp của cả hai yếu tố có thể tối ưu hóa và có thể sản sinh ra nhiều hành động on-SERPs hơn.

Ví dụ, mục “People Also Ask” (những câu hỏi tương tự) có độ tương tác cao và gây xao lãng. (Tôi luôn dành rất nhiều thời gian chỉ để tìm kiếm ra nhiều câu hỏi hơn.) Tuy nhiên, chúng cũng có thể mang đến nhiều cú nhấp chuột tới những trang trả lời cho từng câu hỏi độc lập, vì vậy bạn sẽ muốn xếp hạng cao cho nhiều thứ nhất có thể. 

 


Ô "People Also Ask" cung cấp thêm nhiều cơ hội để nhấp chuột và
là nguồn cung cấp cảm hứng cho nhiều từ khóa khác 
(ảnh: cxl.com) 

 

 

Để tăng thêm cơ hội cho bạn đểđược hiện thị trong ô “People Also Ask”:
 
  • Luôn tìm hiểu về câu hỏi khi sáng tạo nội dung cho một chủ đề nào đó.
  • Hãy cố gắng chèn thêm phần FAQ cho những bài báo, trang sản phẩm và landing page.
  • Sử dụng header tags có chiến lược để dẫn Google (và người dùng của Google) đến những phần của site có thể trả lời được câu hỏi liên quan.
 
Bạn có thể sử dụng công cụ như Text Optimizerđể nghiên cứu và tối ưu hóa bằng cách giúp bạn xác định những câu hỏi phổ biến xung quanh bất kì truy vấn tìm kiếm nào và sau đó xây nên những nội dung đã được ưu hóa cho chúng.
 


Text Optimizer là nền tảng nghiên cứu ngữ nghĩa giúp bạn xác dịnh những câu hỏi
phổ biến và thích hợp và những khái niệm có liên quan để tối ưu hóa nội dung 
(ảnh: cxl.com) 

 

 
Hợp lý hóa và quản lý những thành quả on-SERP SEO của bạn
 
 
 
 
Vào cuối cùng thì tất cả đều lả để đa dạng hóa chiến lược marketing cho nội dung của bạn:
 
  • Khi bạn viết một bài báo, từ giờ hãy đính kèm thêm video và hình ảnh minh họa.
  • Nếu trước đây bạn chỉ tập trung vào những bài báo liên quan để đưa khách hàng vào theo phễu mua hàng thì giờ đây bạn cần mở rộng thêm nội dung của mình để giáo dục và mang đến thông tin cho người dùng mục tiêu của bạn.
 
Lộ trình của người mua hàng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp và vì thế chiến lược marketing của bạn cũng cần sự thay đổi tương tự. Hầu nhưđó là tin tốt cho một content marketer, vì thương hiệu của bạn sẽ cần nhiều nội dung và thể loại nội dung hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ của một content marketer là phải trở nên hoàn thiện hơn và hào hứng hơn.
 
Tuy nhiên, nó lại khó hơn để đo lường và báo cáo kết quả. Con đường giữa hạ cánh trên một trang web và chuyển đổi đã trở nên phức tạp hơn và do đó, khó phân tích hơn.  
 
Nếu bạn cảm thấy khó khăn để xây dựng các kênh trong Google Analytics, các công cụ mới hơn như Finteza có thể giúp đỡ. Nó tập trung vào giám sát các kênh chuyển đổi trên các kênh và thiết bị khác nhau. Bạn có thể trỏ công cụ tới các số liệu chuyển đổi quan trọng và nó hiển thị các bước rò rỉ lưu lượng truy cập hoặc nơi bạn có thể rút ngắn đường dẫn chuyển đổi.
 

Finteza giúp bạn theo dõi hướng đi của người dùng trên site của bạn và
giúp bạn hiểu rõ hơn cách mà người dùng đang tương tác với trang của bạn 
(ảnh: cxl.com) 
 
Bạn có thể giới hạn kết quả theo nguồn lưu lượng truy cập hoặc trang đích để theo dõi tốt hơn cách SEO trên SERP của bạn phát huy tác dụng.
 
 
 
 

 

2. Những thành phần on-SERPs làm thay đổi lộ trình của người dùng

Những thành phần tìm kiếm này chỉ đơn giản là sản sinh ra nhiều tìm kiếm Google khác. Nhấp chuột vào chúng sẽ dẫn bạn đến nhiều kết quả tìm kiếm khác hơn là đưa bạn đến trang chủ của người xuất bản

4Kết luận

Kết quả tìm kiếm tương tác phong phú hơn và nhiều hơn của Google đòi hỏi một chiến lược content marketing và SEO phù hợp hơn với chúng. Việc nhắm đến vào theo dõi thứ hạng hữu cơ không còn làđủ nữa.
 
Bạn cần đánh giá từng trang kết quả tìm kiếm nói chung. Cố gắng xuất hiện trong một số phần tìm kiếm ngoài (tuy vẫn bao gồm) danh sách hữu cơ. Chiến lược tối ưu hóa cho càng nhiều yếu tố tìm kiếm càng tốt này trong một SERP là điều bình thường mới và cốt lõi của SEO trên SERP.
 
 
Đối với mỗi SERP, hãy hỏi:
 
  • Tôi có muốn trang của mình được làm nổi bật hay tôi muốn giữ danh sách hữu cơ tiêu chuẩn của mình?
  • Hình ảnh của tôi nên được thương hiệu tốt hơn-rõ ràng hay thông qua các lựa chọn thiết kế tinh tế nhưng nhất quán?
  • Những loại nội dung hoặc các yếu tốđánh dấu có cấu trúc nào tôi cần để xếp hạng trong các phần tìm kiếm nhiều hơn?
  • Những chủ đề và truy vấn tìm kiếm nào mà Google liên kết với từ khóa mục tiêu của tôi thông qua các tìm kiếm có liên quan “People Also Ask”, “Interesting Finds” và các phần khác?
 
Cuối cùng, bạn có nhiệm vụ theo dõi các thay đổi này, đây không chỉ là báo cáo về thứ hạng từ khóa và lưu lượng truy cập hữu cơ.
 
Nhìn chung, SEO trên SERP thể hiện cả thách thức và thêm tiềm năng, bao gồm tiềm năng tăng chất lượng nội dung, uy tín thương hiệu, lòng trung thành, sự tham gia và hơn thế nữa.
 

Biên dịch bởi độ ngũ trangdangtin.com. Nguồn: cxl.com

Từ khóa: seo, tương lai của SEO
Bạn có hài lòng với nội dung này không?